- Phần mềm quản lý đầy đủ các nghiệp vụ kế toán - Phần mềm quản lý kế toán tiền mặt - Phần mềm quản lý kế toán ngân hàng - Phần mềm quản lý kế toán kho - Phần mềm quản lý kế toán bán hàng |
- Phần mềm quản lý kế toán mua hàng - Phần mềm quản lý kế toán lương - Phần mềm quản lý tài sản cố định - Phần mềm quản lý chứng từ, nghiệp vụ khác - Hỗ trợ báo cáo theo thông tư 200 |
Với công nghệ web cao cấp, tất cả các thiết bị web đều có thể sử dụng phần mềm. Thật tuyệt vời khi bạn có thể bằng Iphone, Ipad, Smartphone... và bất cứ đâu bạn cũng làm việc được
Giải pháp dành cho những công ty lớn có nhiều chi nhánh
- Khả năng triển khai cho công ty có nhiều chi nhánh, tích hợp dữ liệu nhân sự, chấm công tính lương và nhiều Module khác một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Khả năng đáp ứng cho công ty quy mô lớn (Công ty TNHH XNK Nam Tiến Đoàn, Cty TNHH XD - TM - DV Quảng Cáo Gia Phát, Công ty TNHH Dược Phẩm Huy Văn, Công ty CP đại lý Hải Quan Trường Nam…)
- Giao diện Tiếng Anh và Tiếng Việt (Người dùng chuyển đổi dễ dàng)
Bản quyền phần mềm miễn phí:
SOF triển khai phần mềm miễn phí bản quyền bao gồm:
- Server linux (Ubuntu Server)
- MySql 5.x
- Client (người dùng cuối)
- Bất cứ hệ điều hành nào có trình duyệt là sử dụng được phần mềm
- Có thể dùng smartphone, ipad..v.v để sử dụng phần mềm
Tính thân thiện cao:
- Không cần cài đặt, sử dụng giao diện thân thiện và nhiều cơ chế tích hợp (ẩn cột, sắp xếp cột, hiển thị số dòng, trang,.)
- Thân thiện với world excel. Bạn có thể kết xuất ra word và excel, pdf... Hoặc nạp dữ liệu từ excel. Vì vậy bạn có thể chủ động trong việc báo cáo.
Tính tích hợp cao:
- Có thể tích hợp với máy móc và dữ liệu nguồn khác, để xử lý công việc như máy quét mã vạch, máy in, máy chấm công..v.v
Tính năng online:
- Dùng bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào có mạng, internet.
So sánh hệ thống khác:
- Phải dùng window server giá bảng quyền:
WinSvrStd 2012 SNGL OLP NL: có phí
- Phải dùng sql server giá bản quyền:
SQLSvrStd 2014 SNGL OLP NL: có phí
- Các máy client phải dùng window 7, window 8..v..v . Đồng thời cài đặt được thì mới sử dụng được.
1. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng dùng thực hiện và quản lý các hoạt động thu, chi, thanh toán, chuyển khoản,... liên quan đến tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng bằng đồng nội tệ hoặc ngoại tệ để đưa ra các báo cáo về quỹ tiền mặt và tiền gửi.
Phân hệ bao gồm các phiếu:
+ Phiếu thu tiền mặt: Dùng để phản ánh các hoạt động làm tăng tiền mặt tồn quỹ của doanh nghiệp như Thu tiền bán hàng, thu góp vốn, thu tiền ứng trước, ...
+ Phiếu Chi tiền mặt: Dùng để phản ánh các hoạt động làm giảm tiền mặt tồn quỹ của doanh nghiệp như: Chi tiền mua hàng, chi tạm ứng, chi trả dịch vụ mua ngoài, ...
+ Giấy báo Có: Dùng để phản ánh các hoạt động làm tăng tiền gửi của từng ngân hàng chi tiết như: thu lãi tiền gửi, thu tiền hàng bằng chuyển khoản, nộp tiền vào ngân hàng, ...
+ Giấy báo nợ/ Ủy nhiệm chi: Dùng để phản ánh các hoạt động làm giảm tiền gửi của từng ngân hàng chi tiết như: thanh toán tiền mua hàng bằng chuyển khoản, rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt, ...
+ Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán: các mẫu chứng từ tạm ứng
+ Thẻ tín dụng: là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và được khấu trừ thuế GTGT, tính vào chi phí được trừ
+ Phát hành Séc: Dùng để hạch toán nghiệp vụ thông qua phát hành Séc
Các báo cáo liên quan:
- Sổ chi tiết tài khoản
- Sổ quỹ
- Báo cáo Công nợ
- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký chứng từ
- Tổng hợp danh mục đầu tư
|
2. Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
Phân hệ mua hàng và công nợ phải trả quản lý tình hình nhập mua hàng hóa và ghi nhận công nợ với nhà cung cấp.
Phân hệ này bao gồm các phiếu:
+ Nhập mua hàng hóa - Vật tư: Được thiết kế cho phép nhập nhiều hàng hóa khác nhau, Theo dõi phí xăng dầu, tiền được chiết khấu, được khuyến mại, thời hạn thanh toán công nợ, ...
+ Trả tiền mua hàng: Nhập phiếu chi cho hóa đơn mua hàng khi đến thời hạn thanh toán. Phần mềm tự động hạch toán nợ - có khi nhập.
Các báo cáo liên quan:
+ Báo cáo nhanh: Đưa ra ngay tức thời và trực quan các chỉ tiêu liên quan đến hàng hóa và công nợ như: số tồn kho chi tiết ở từng kho, giá TB tháng, công nợ chi tiết của khách hàng được điền trên phiếu,...
+ Sổ chi tiết tài khoản: theo dõi số liệu phát sinh chi tiết của hàng hóa và công nợ theo tài khoản.
+ Các Báo cáo công nợ: theo dõi số liệu tổng hợp hoặc chi tiết công nợ theo nhóm khách hàng, nhà cung cấp hoặc từng khách hàng, từng nhà cung cấp.
+ Các Sổ, thẻ hàng hóa: Theo dõi tổng hợp hoặc chi tiết các chỉ tiêu liên quan đến hàng hóa như nhập, xuất, tồn, giá vốn, ....
+ Báo cáo thuế: theo dõi hóa đơn đầu vào đồng thời đưa ra các báo cáo kê khai thuế để update lên Hỗ trợ kê khai.
|
3. Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
Phân hệ bán hàng và công nợ phải thu theo dõi và quản lý tình hình xuất bán hàng hóa, thành phầm, công nợ khách hàng, chiết khấu, khuyến mại, bảo hành,...
Phân hệ bán hàng và công nợ phải thu bao gồm các phiếu:
+ Nhập hóa đơn bán hàng hóa vật tư: Được sử dụng để cập nhật các nghiệp vụ Xuất bán hàng hóa, vật tư, công cụ dụng cụ, kết hợp với các đối tượng liên quan như công nợ khách hàng, hóa đơn tài chính.Trên phiếu có đầy đủ các chỉ tiêu liên quan như chiết khấu, thuế và các loại thuế, phí vận chuyển, .... Phần mềm sẽ tự động tính và áp giá vốn hàng bán ( nếu người dùng sử dụng phương pháp Bình quân gia quyền, LIFO, FIFO,.. ), Người dùng sẽ điền giá vốn nếu sử dụng phương pháp xuất theo giá đích danh.
+ Nhập hàng bán trả lại: Khi đã xuất bán mà vì lý do gì đó khách hàng trả lại hàng đã mua, người dùng sẽ vào phiếu nhập hàng bán trả lại. Phiếu này sẽ bổ sung hàng vào kho đồng thời làm giảm phần công nợ phải thu của khách hàng
Các báo cáo liên quan:
+ Báo cáo nhanh: đưa ra các chỉ tiêu tức thời các chỉ tiêu liên quan đến hàng hóa và công nợ khách hàng như: số dư hàng hóa hiện tại, giá vốn TB tháng của Hàng hóa đó, công nợ phải thu chi tiết của khách hàng được cập nhật trên phiếu.
+ Sổ chi tiết tài khoản: Theo dõi chi tiết số liệu phát sinh liên quan đến hàng hóa và công nợ phải thu của khách hàng.
+ Các sổ công nợ: Cung cấp cho người quản lý, sử dụng đầy đủ các thông tin như: số dư công nợ phải thu của từng khách, chi tiết phát sinh công nợ phải thu và tình hình thanh toán, thời hạn thanh toán,...
+ Các sổ, thẻ hàng hóa: Đưa ra các các thông tin liên quan đến hàng hóa như tình hình nhập, xuất, tồn, tình hình xuất bán chi tiết, giá vốn Trung bình tháng, ...
+ Các báo cáo thuế: Quản lý tình hình sửa dụng hóa đơn tự in, đặt in và kết xuất đưa vào hỗ trợ kê khai thuế, vì thế người dùng không cần phải nhập trực tiếp lên chương trình hỗ trợ kê khai.
|
4. Kế toán kho
Phân hệ kế toán hàng tồn kho: Theo dõi và quản lý tình hình nhập, xuất kho và xuất chuyển kho cho từng loại hàng hoá, vật tư theo từng địa điểm quản lý và từng phương pháp giá vốn, thực hiện tính và cập nhật giá hàng tồn kho.
Phân hệ này cho phép cập nhật, phản ánh những chứng từ liên quan đến hàng hóa vào các phiếu và lên các báo cáo về hàng tồn kho như các báo cáo tổng hợp hàng mua, xuất bán theo nhóm kho, nhóm khách, nhóm hàng. Các báo cáo chi tiết về tình hình nhập mua, xuất bán, sổ chi tiết nguyên vật liệu vật tư hàng hóa. Bảng tính giá vốn trung bình tháng chi tiết hoặc tổng hợp theo nhóm kho, nhóm hàng hóa,..Đảm bảo cho người dùng luôn kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình nhập xuất hàng hoá và có các báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời về hàng tồn kho
Các phiếu có liên quan:
+ Phiếu nhập mua hàng hóa - vật tư
+ Xuất chuyển kho
+ Nhập hàng bán trả lại
+ Bán lẻ
+ Xuất bán hàng hóa vật tư
+ Nhập sản phẩm từ sản xuất
+ Xuất sử dụng hàng hóa - vật tư - CCDC
+ Xuất trả, giảm giá hàng mua
Tính năng tích hợp trên phiếu:
- Cho phép nhập mua hoặc xuất bán nhiều hàng hóa vào nhiều kho, nhiều phương pháp giá vốn và nhiều mức thuế suất khác nhau ngay trên 1 phiếu
- Với hàng hóa, vật tư giá vốn theo phương pháp TB tháng thì Tự động cập nhật và tính giá vốn trung bình tháng cho hàng hóa và điền vào giá vốn hàng xuất
- Tích hợp các tiện ích như tính tiền phí xăng dầu, chiết khấu khuyến mại, ... trên các phiếu nhập mua và xuất bán
- Cho phép liên kết nhiều phiếu khác nhau để tạo nên 1 quy trình hạch toán thống nhất và đơn giản ( ví dụ như cập nhật phiếu nhập mua hoặc xuất bán sẽ được liên kết với các phiếu như thu, chi, báo nợ, báo có )
Các báo cáo liên quan:
+ Báo cáo nhập mua hàng chi tiết.
+ Báo cáo tồn kho
+ Báo cáo điều chuyển nội bộ
+ Bảng tính giá vốn trung bình tháng
+ Sổ chi tiết Nguyên vật liệu - Vật tư - Hàng hoá
+ Thẻ kho
+ Tổng hợp nhập mua hàng
+ Tổng hợp nhập xuất tồn
|
5. Kế toán tài sản cố định
Quản lý và lưu giữ các thông tin cần thiết về tài sản cố định từ thời điểm mua đến khi thanh lý, giúp người sử dụng nắm rõ tình hình sử dụng tài sản cố định ( TSCĐ ) của đơn vị, các hoạt động như sửa chữa TSCĐ và giá trị khấu hao của tài sản tại thời điểm bất kỳ.
Chứng từ liên quan đến TSCĐ có thể được cập nhật ở các phiếu:
+ Danh mục Tài sản cố định: Dùng để tạo mã TSCĐ và cài đặt sẵn 1 số chỉ tiêu cần thiết của TSCĐ
+ Phiếu chi: Chi mua TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ thanh toán bằng tiền mặt
+ Giấy báo nợ/Ủy nhiệm chi: Chi mua TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ thanh toán qua ngân hàng
+ Hóa đơn dịch vụ đầu vào: Chi mua TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ chưa thanh toán
+ Phiếu Thu: Thanh lý TSCĐ thu bằng tiền mặt
+ Giấy báo có: Thanh lý TSCĐ được thanh toán qua ngân hàng
+ Phiếu Công trình xây dựng vụ việc hoàn thành: sau khi hoàn thành xây dựng chuyển đổi thành TSCĐ
+ Trích và phân bổ khấu hao TSCĐ: Tính và trích phần khấu hao TSCĐ cho các đối tượng liên quan như Tài khoản chi phí, mã chi phí chung, mã đối tượng tập hợp chi phí, các đối tượng này do người dùng cài đặt sẵn khi tạo mã TSCĐ hoặc có thể bổ sung ngay trên bảng tính
- Trong quá trình cập nhật chứng từ, những phát sinh liên quan đến TSCĐ thì người dùng sẽ chọn chi tiết mã TSCĐ đó ở cột "Mã TSCĐ" trên phiếu và tự động phần mềm sẽ bổ sung, điều chỉnh những chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ đó như bổ sung Nguyên giá khi mua, tăng nguyên giá khi sửa chữa lớn, giá trị khấu hao, ... mà người dùng không cần phải làm bất kỳ thao tác nào thêm bên ngoài nữa.
Các báo cáo liên quan:
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định: Quản lý số khấu hao Kỳ trước, số khấu hao tăng trong kỳ, số khấu hao giảm trong kỳ, số khấu hao kỳ này
+ Bảng tổng hợp tài sản cố định: Theo dõi thông tin chi tiết về các TSCĐ: nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại
+ Sổ tài sản cố định: Theo dõi và quản lý chi tiết từng TSCĐ từ khi phát sinh đến khi thanh lý.
+ Thẻ tài sản cố định: Theo dõi các thông tin chi tiết của từng TSCĐ trong khoảng thời gian cụ thể
|
6. Phần mềm quản lý thống kê báo cáo
Tập hợp toàn bộ các báo cáo đầu ra phục vụ cho quản trị và lên sổ sách. Số liệu trên hệ thống báo cáo là hoàn toàn tự động, người dùng chỉ cần nhập các chỉ tiêu liên quan như thời gian, tài khoản, mã khách, mã hàng hoá, đối tượng tập hợp, ...
Với hệ thống báo cáo trên phần mềm, người dùng hoàn toàn có thể tự tạo mới thêm báo cáo, sửa đổi hoặc bổ sung công thức, chỉ tiêu vào báo cáo cho phù hợp với nhu cầu quản lý và theo dõi của đơn vị.
Báo cáo Tài chính:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( phương pháp trực tiếp)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( phương pháp gián tiếp)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Sổ tài khoản:
+ Bảng cân đối phát sinh các tài khoản
+ Bảng kê chi tiết phát sinh một tài khoản
+ Bảng kê chứng từ
+ Bảng kê phát sinh chi tiết các tài khoản
+ Bảng tổng hợp phát sinh các tài khoản
+ Sổ nhật ký
+ Sổ chi tiết tài khoản
+ Sổ chi tiết tài khoản ngoại tệ
+ Sổ tổng hợp tài khoản
Quỹ tiền mặt, tiền gửi:
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ tiền gửi ngân hàng
Công nợ:
+ Báo cáo công nợ theo thời hạn thanh toán
+ Bảng tổng hợp công nợ
+ Sổ chi tiết công nợ phải thu
+ Sổ chi tiết công nợ phải trả
Tài sản cố định:
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
+ Bảng tổng hợp tài sản cố định
+ Sổ tài sản cố định
+ Thẻ tài sản cố định
Doanh thu:
+ Báo cáo bán hàng
+ Báo cáo bán hàng chi tiết
+ Báo cáo chi tiết doanh thu dịch vụ
+ Báo cáo doanh thu theo từng khách hàng
+ Báo cáo hàng bán trả lại
+ Báo cáo tổng hợp doanh thu dịch vụ
+ Doanh số kế hoạch theo hàng nhập kho
Báo cáo theo hình thức sổ Nhật ký Chung:
+ Sổ nhật ký bán hàng
+ Sổ nhật ký mua hàng
+ Sổ nhật ký thu tiền
+ Sổ cái (dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung)
+ Sổ nhật ký chi tiền
+ Sổ nhật ký chung
Báo cáo theo hình thức Nhật ký Chứng từ:
+ Bảng kê số
+ Nhật ký chứng từ số
+ Sổ cái (dùng cho NKCT) theo quý
+ Sổ cái (dùng cho NKCT) theo tháng
Chứng từ phát sinh: Lọc theo loại chứng từ đồng thời cho phép in ấn cùng lúc nhiều chứng từ cùng loại
Báo cáo khác:
+ Bảng phát sinh chi tiết theo vụ việc, hợp đồng
+ Sổ chi tiết vụ việc, hợp đồng
|
THÔNG TIN PHẦN MỀM